title Phong trào thi đua

Ngành Công Thương thành phố với hệ thống giải pháp bình ổn giá góp phần bình ổn thị trường
Thứ năm, 05/10/2017, 03:24 SA
Cỡ chữ Màu chữ image

Trong bối cảnh khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu tác động trên nhiều lĩnh vực. Ngành Công Thương thành phố đã vượt qua thử thách bằng việc triển khai quyết liệt nhiều nhóm giải pháp, trong đó có nhóm giải pháp bình ổn giá cả, thị trường nhằm góp phần thúc đẩy duy trì tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trong những năm qua.

Mỗi dịp Tết đến, nhu cầu tiêu dùng hàng hóa của người dân thành phố gia tăng cao hơn so với lúc bình thường. Do đó, các trường hợp vụ lợi, tăng giá hàng hóa bất hợp lý, nạn hàng gian hàng giả, hàng hóa kém phẩm chất, không rõ nguồn gốc, xuất xứ diễn biến rất phức tạp.

Trước tình hình đó, Sở Công Thương đã tham mưu, đề xuất các giải pháp để UBND TP tập trung chỉ đạo, điều hành từ khâu tạo nguồn hàng bình ổn; quản lý, giám sát về giá và kiểm tra, kiểm soát thị trường, tiêu biểu như:Đề án phát triển hệ thống phân phối bán buôn, bán lẻ trên địa bàn Tp.HCM đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020; Đề án Chiến lược tạo nguồn hàng thiết yếu bình ổn thị trường TP đến 2015; Kế hoạch chuẩn bị hàng hóa Tết Nguyên đán Canh Dần; Quy chế xử lý biến động bất thường về giá cả thị trường trên địa bàn TP; Quy chế về trách nhiệm và quan hệ phối hợp trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại trên địa bàn thành phố,...

            Bên cạnh công tác tạo nguồn hàng, Sở Công Thương còn chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường; Phối hợp Cục Thuế, Sở Tài chính và Công an thành phố kiểm tra, phát hiện các hành vi vụ lợi, tung tin đồn, tăng giá bất hợp lý; Trong năm 2009, đã tổ chức được 37.059 vụ thanh tra, kiểm tra; thu nộp 95 tỷ 722 triệu đồng vào ngân sách Nhà nước.

Ngoài ra, Ngành Công Thương còn phối hợp chặt chẽ với các ngành chức năng trong quản lý, kiểm soát giá trên địa bàn thành phố.

Do có sự tập trung triển khai, đeo bám xuyên xuốt, Chương trình bình ổn đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, đã khẳng định sức lan tỏa, vai trò định hướng, dẫn dắt giá cả hàng hóa trên địa bàn thành phố.

Qua thực tiễn quản lý, điều hành, Ngành Công Thương thành phố còn rút ra được 4 bài học kinh nghiệm và các giải pháp để tiếp tục thực hiện tốt hơn nữa công tác bình ổn giá cả, thị trường trong năm 2010 và những năm tiếp theo, như sau:

Một là, yếu tố quan trọng hàng đầu dẫn đến sự thành công của công tác bình ổn giá cả thị trường là sự chủ động, chặt chẽ và chu đáo từ khâu tiếp nhận thông tin, đánh giá tình hình để xây dựng kế hoạch; xác định mặt hàng, cung cầu hàng hóa, lượng hàng dự trữ để đảm bảo cung ứng đầy đủ cho thị trường; xây dựng tiêu chí mời gọi và chọn lựa doanh nghiệp tham gia phục vụ bình ổn giá cả thị trường, đặc biệt là xác định mức vốn hỗ trợ cho từng mặt hàng của từng đơn vị tham gia và kiểm soát chặt chẽ việc giải ngân, đưa đồng vốn vào sử dụng để phục vụ bình ổn giá cả thị trường; đến khâu tổ chức thực hiện, kiểm tra, kiểm soát và xử lý kịp thời những phát sinh.

Hai là, quá trình triển khai thực hiện bình ổn giá cả, thị trường có sự phối hợp chặt chẽ và đồng bộ giữa các Sở ngành chức năng, UBND các quận, huyện, BQL chợ đầu mối và các doanh nghiệp trong kiểm tra, kiểm soát cung cầu, giá cả hàng hóa.

Ba là, các Sở ngành chức năng, UBND quận, huyện và nhất là các cơ quan truyền thông đã phối hợp tốt, thực hiện thông tin tuyên truyền về chương trình bình ổn; qua đường dây nóng đã tiếp nhận nhiều thông tin thị trường; qua đó, ngành công thương đã tham mưu giúp lãnh đạo thành phố chỉ đạo, điều hành kịp thời.

Bốn là, công tác tổ chức chương trình bình ổn được thực hiện chu đáo, tạo niềm tin ổn định thị trường. Qua đó, các doanh nghiệp đã chủ động đầu tư sản xuất, tạo nguồn hàng, đồng thời, còn hình thành liên kết giữa các doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp với hộ nông dân; giữa doanh nghiệp với các đơn vị phân phối khác,...

 Tiếp tục thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, trong năm 2010 Ngành Công Thương thành phố tập trung triển khai thực hiện 7 nhóm giải pháp nhằm góp phần ổn định an sinh - xã hội, không để lạm phát cao và đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế.

               Ngoài ra, Sở Công Thương với vai trò là cơ quan thường trực được Ủy ban nhân dân thành phố giao nhiệm vụ triển khai cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

Qua bước đầu triển khai, cuộc vận động đã thu hút, vận động được các tổ chức đoàn thể, chính trị - xã hội và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn hưởng ứng, tham gia. Nhiều chương trình, chuyên mục, bài viết, bài hát,… được các tổ chức đoàn thể, chính trị -xã hội tổ chức, thu hút khá đông người dân tham gia. Người tiêu dùng đã có sự so sánh về giá cả và chất lượng giữa hàng nội và hàng ngoại khi mua hàng; khuynh hướng người tiêu dùng chọn hàng Việt ngày càng gia tăng. Các doanh nghiệp đã ý thức được trách nhiệm đối với người tiêu dùng; qua đó, không ngừng đầu tư cải tiến chất lượng, mẫu mã, thâm nhập sâu thị trường  nội địa./.

N.P

Số lượng lượt xem: 111
Trung bình (0 Bình chọn)
Tin mới hơn
Tin đã đưa