title Giới thiệu chung

Sơ lược về sự hình thành và phát triển của Hội đồng Thi đua - khen thưởng thành phố từ năm 1975 đến nay
Thứ năm, 05/10/2017, 03:37 SA
Cỡ chữ Màu chữ image

Trong quá trình hình thành, xây dựng và phát triển, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng thành phố đã có nhiều nỗ lực tích cực, thực hiện tốt vai trò tham mưu cho Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố lãnh đạo, chỉ đạo có hiệu quả các phong trào thi đua và công tác khen thưởng của thành phố; đội ngũ cán bộ làm công tác thi đua, khen thưởng có trình độ năng lực, tận tụy với công việc, có tác phong lối sống trong sạch, lành mạnh, luôn có mối quan hệ thân mật, gần gũi với các cấp, các ngành, tạo được sự gắn bó, phối hợp tốt trong thực hiện nhiệm vụ công tác thi đua, khen thưởng được thành phố giao.

2.1. Giai đoạn 1975 – 1980:

Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng 1975, thành phố Hồ Chí Minh đã phải vượt qua khó khăn rất lớn, vừa phải phục hồi duy trì sản xuất, vận hành một thành phố lớn với 3,5 triệu dân, vừa phải cải tạo và  vừa xây dựng nền kinh tế nhằm tạo nên sự thay đổi cơ bản để xứng với vị trí, vai trò là trung tâm nhiều mặt của cả nước, trước hết là khu vực phía Nam. Trong thời gian này công tác thi đua, khen thưởng chưa thực sự được quan tâm đúng mức, chức năng nhiệm vụ công tác thi đua, khen thưởng chưa rõ ràng, chủ yếu là công tác khen thưởng, nên thành phố chưa hình thành tổ chức Thi đua khen thưởng riêng biệt mà biên chế chuyên viên chuyên trách công tác thi đua, khen thưởng trực thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, thời gian đầu chỉ có 01 cán bộ chuyên trách, sau đó do yêu cầu nhiệm vụ của công tác thi đua, khen thưởng đã tuyển dụng thêm một số cán bộ và thành lập Phòng thi đua nằm trong Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Phòng thi đua chịu sự chỉ đạo trực tiếp của đồng chí Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố phụ trách chung công tác thi đua, khen thưởng của thành phố. Đối với các đơn vị sở, ban, ngành, đòan thể và các cơ quan, đơn vị do mới hình thành nên cũng chưa có bộ phận chuyên trách công tác thi đua, khen thưởng.

2.2. Giai đoạn 1981 đến 1988

Trước tình hình phát triển của thành phố, hệ thống chính trị các cấp đã ổn định, nhiều phong trào thi đua đã phát huy hiệu quả thiết thực trong thực hiện hòan thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị ở từng cấp, từng ngành, từng đơn vị, góp phần tích cực vào công cuộc xây dựng và phát triển thành phố. Ngày 24 tháng 10 năm 1981, Ủy ban nhân dân thành phố có Quyết định số 242/QĐ-UB, về việc kiện toàn tổ chức bộ máy làm công tác thi đua, khen thưởng các cấp thuộc thành phố Hồ Chí Minh, thành lập Hội đồng Thi đua thành phố, Ban Thi đua - Khen thưởng thành phố.

Giai đoạn này, Ban Thi đua - Khen thưởng thành phố là cơ quan chuyên môn giúp Thành ủy và Ủy ban nhân dân thành phố tổ chức thực hiện và quản lý nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng và bình chọn, học tập nhân điển hình tiên tiến toàn thành phố, đồng thời là cơ quan thường trực giúp việc cho Hội đồng thi đua thành phố. Ban Thi đua - Khen thưởng là cơ quan tương đương cấp Sở của thành phố, là một đơn vị dự toán của thành phố, được sử dụng con dấu riêng và mở tài khoản ở ngân hàng.

            Về nhân sự và tổ chức bộ máy: Ban Thi đua - Khen thưởng thành phố do một Trưởng ban và một số Phó trưởng ban giúp việc cho Trưởng ban; 01 phòng nghiên cứu tổng hợp phong trào thi đua và bình chọn nhân điển hình tiên tiến, gọi tắt là Phòng Tổng hợp thi đua; 01 Phòng khen thưởng tổng kết và niên hạn; 01 Văn phòng (tổng hợp, hành chính, quản trị). Ban làm việc theo chế độ Thủ trưởng kết hợp với bàn bạc tập thể, phân công cá nhân phụ trách. Trong giai đoạn này do nhiệm vụ công tác thi đua, khen thưởng ngày càng nặng nề, vì vậy phải tăng cường cán bộ làm công tác thi đua, khen thưởng ở thành phố cũng như các cấp các sở, ngành, quận, huyện ( các quận, huyện có Ban Thi đua, khen thưởng thuôc Ủy ban nhân dân quận, huyện, các sở, ngành có Phòng thi đua, khen thưởng thuộc sở, ngành) nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của công tác thi đua, khen thưởng, đặc biệt là công tác khen thưởng kháng chiến lúc này là giai đoạn cao điểm, giai đoạn này cũng là giai đoạn có số lượng cán bộ biên chế của Ban Thi đua, Khen thưởng thành phố cao nhất từ trước đến nay (35 người).

  2.3. Giai đoạn 1989 - 2006

Thực hiện Nghị định 223/HĐBT ngày 08/12/1987 của Hội đồng Bộ trưởng về việc sửa đổi tổ chức chuyên trách công tác thi đua, khen thưởng; Văn bản số 103/TCCB ngày 21/4/1989 của Ban Tổ chức Chính phủ về việc hướng dẫn tổ chức thi đua, khen thưởng ở địa phương. Sau 11 năm họat động dưới tên gọi Ban Thi đua - Khen thưởng thành phố, ngày 14 tháng 5 năm 1992, Ủy ban nhân dân thành phố đã có Quyết định số 781/QĐ-UB về chấm dứt họat động Ban Thi đua - Khen thưởng và kiện tòan Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các cấp theo Nghị định 223/HĐBT ngày 08/12/1987 của Hội đồng Bộ trưởng về việc sửa đổi tổ chức chuyên trách công tác thi đua, khen thưởng; đồng thời đổi tên Hội đồng Thi đua thành phố, Hội đồng thi đua cấp quận - huyện và sở - ban - ngành thành phố được thành lập theo quyết định số 401/QĐ-UB ngày 18/11/1983 của Ủy ban nhân dân thành phố thành Hội đồng Thi đua và Khen thưởng.

Theo Quyết định số 781/QĐ-UB ngày 14/5/1992, Ban Thi đua - Khen thưởng thành phố đã trở thành bộ phận Thường trực Hội đồng Thi đua và Khen thưởng, để giúp Hội đồng theo dõi, động viên phong trào thi đua và thực hiện chủ trương, chính sách, chế độ khen thưởng và thống nhất danh hiệu thi đua trong tòan thành phố.

  Bộ phận Thường trực Hội đồng Thi đua và Khen thưởng chịu sự chỉ đạo về công tác chuyên môn nghiệp vụ của Chủ tịch, Phó Chủ tịch hoặc Ủy viên thường trực của Hội đồng Thi đua và Khen thưởng, Văn phòng Ủy ban nhân dân đảm nhận công tác hành chính quản trị cho bộ phận thường trực Hội đồng Thi đua và Khen thưởng thành phố ( thực tế ở thành phố Hồ Chí Minh bộ phận Thường trực Hội đồng Thi đua, khen thưởng thành phố vẫn là một cơ quan độc lập có con dấu và tài khoản riêng không nằm trong văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố).

Đây là giai đoạn bước vào thời kỳ đổi mới của đất nước, tuy nhiên trên lĩnh vực thi đua, khen thưởng lại có nhiều sự biến động và tổ chức bộ máy làm công tác thi đua khen thưởng cũng như chức năng nhiệm vụ, vai trò, vị trí của Ban Thi đua - Khen thưởng,  vì vậy công tác thi đua, khen thưởng có hạn chế một số mặt.

Về cơ cấu nhân sự và tổ chức bộ máy: Bộ phận thường trực của Hội đồng Thi đua và Khen thưởng thành phố có 01 Phó Chủ tịch chuyên trách thường trực và một Tổ cán bộ chuyên trách giúp việc; Tổ cán bộ chuyên trách của Hội đồng Thi đua và Khen thưởng thành phố và quận - huyện có biên chế riêng còn đối với các sở - ban - ngành chủ yếu là kiêm nhiệm.

Trong giai đọan này, tổ chức và nhân sự làm công tác thi đua, khen thưởng của thành phố được tinh giản đáng kể, từ biên chế 35 người trước đó chỉ còn lại từ 10 đến 14 người.

2.5. Giai đoạn 2006 đến nay

Thực hiện Luật Thi đua, khen thưởng, Nghị định số 121/2005/NĐ-CP ngày 30/9/2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng năm 2005; Nghị định số 122/2005/NĐ-CP ngày 04/10/2005 của Chính phủ quy định tổ chức làm công tác thi đua, khen thưởng và các văn bản hướng dẫn thực hiện các Nghị định của Chính phủ do Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương ban hành. Ngày 10 tháng 3 năm 2006, Ủy ban nhân dân thành phố đã ban hành Quyêt định số 38/2006/QĐ-UB về việc thành lập Ban Thi đua - Khen thưởng thành phố và tổ chức bộ máy làm công tác thi đua, khen thưởng các cấp. Ban Thi đua - Khen thưởng thành phố  cơ quan chuyên môn trực thuộcy ban nhân dân thành phốcó chức năng tham mưu và giúp Ủy ban nhân dân thành phố quản lý Nhà nước về thi đua - khen thưởng trên địa bàn thành phố, thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước và tổ chức các hoạt động thi đua - khen thưởng theo quy định của pháp luật, các dịch vụ công thuộc lĩnh vực thi đua - khen thưởng theo quy định của Nhà nước.

Ngày 23 tháng 6 năm 2008 Ủy ban nhân dân thành phố đã ban hành Quyết định số 56/2008/QĐ-UBND Về sáp nhập Ban Thi đua - Khen thưởng vào Sở Nội vụ; Ngày 25 tháng 7 năm 2008 Ủy ban nhân dân thành phố đã ban hành Quyết định số 3185/QĐ- UBND về thành lập Ban Thi đua - Khen thưởng thuộc Sở Nội vụ thành phố, có nhiệm vụ giúp Giám đốc Sở Nội vụ tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố và Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo, thống nhất quản lý nhà nước công tác thi đua, khen thưởng; cụ thể hóa chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước về thi đua, khen thưởng phù hợp với tình hình thực tế của thành phố; làm nhiệm vụ thường trực Hội đồng Thi đua – Khen thưởng của thành phố; tham mưu cho Hội đồng Thi đua – Khen thưởng thành phố tổ chức các phong trào thi đua, sơ kết, tổng kết thi đua; phối hợp với các cơ quan liên quan tuyên truyền, phố biến, nhân rộng các điển hình tiên tiến; tổ chức thực hiện chính sách khen thưởng của Đảng và Nhà nước; hướng dẫn kiểm tra và thực hiện kế hoạch, nội dung thi đua, khen thưởng trên địa bàn thành phố; thực hiện việc tổ chức và trao tặng các hình thức khen thưởng theo quy định của pháp luật.

Ban Thi đua - Khen thưởng thành phố chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo của y ban nhân dân thành phố, Sở Nội vụ; đồng thời, chịu sự hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ công tác thi đua - khen thưởng của Ban Thi đua - Khen thưởng TW.

Về cơ cấu nhân sự và tổ chức bộ máy: Ban Thi đua - Khen thưởng thành phố có01 Trưởng ban và 03  Phó Trưởng ban giúp việc Trưởng ban; 01 Phòng Tổ chức - Hành chính - Tổng hợp và 02 Phòng Nghiệp vụ; tổng số cán bộ công chức theo biên chế được phân bổ là 25 người. Biên chế của Ban Thi đua - Khen thưởng thành phố do Chủ tịch y ban nhân dân thành phố giao trong tổng chỉ tiêu biên chế hành chính của thành phố.

            Ban Thi đua - Khen thưởng thành phố có tư cách pháp nhân, có trụ sở riêng, có con dấu và tài khoản riêng, được cấp kinh phí hoạt động từ ngân sách Nhà nước./.

Tác giả: HĐTĐKT

HĐTĐKT

Số lượng lượt xem: 1375
Trung bình (0 Bình chọn)
Tin mới hơn
Tin đã đưa